Trong một thông báo gửi đi vào ngày 10/12, Facebook cho biết đang thực hiện các biện pháp để chống lại nhóm hacker có tên APT32 tại Việt Nam.
Theo Facebook, tổ chức APT32 chủ yếu tập trung vào việc phát tán mã độc tới các mục tiêu là người dùng thông qua các trang Facebook giả mạo và ứng dụng trên Google Play Store ở Việt Nam.
Ứng dụng hoặc tệp tin được hacker phát tán có chứa mã độc, và yêu cầu nhiều quyền truy cập, giúp hacker theo dõi, giám sát thiết bị của người dùng, theo dõi thông tin cá nhân…
Trong động thái mới nhất, mạng xã hội lớn nhất thế giới cho biết đã tìm thấy mối liên hệ của nhóm hacker này với một công ty công nghệ thông tin có trụ sở tại TP.HCM. Tuy nhiên, Facebook không chia sẻ các thông tin chi tiết về cáo buộc này, cũng như trích dẫn những phản hồi từ đơn vị nêu trên.
Được biết, trong vài năm qua, Facebook đã có nhiều hành động nhằm ngăn chặn nhóm hacker này. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn ngang nhiên thực hiện nhiều cuộc tấn công như chiếm tài khoản Facebook, thậm chí chiếm hoặc vô hiệu hóa cả một fanpage đang hoạt động.
Cách đây ít ngày, Dân trí cũng cảnh báo chiêu lừa lấy cắp tài khoản Facebook đang lan rộng tại Việt Nam , khiến nhiều người mắc lừa.
Cách thức lừa đảo rất đơn giản, đó là “dụ” người dùng click vào một trang web giả mạo, từ đó lấy cắp thông tin tài khoản mà họ không hề hay biết.
Tự bảo vệ trước nguy cơ chiếm đoạt tài khoản Facebook
Các loại mã độc đánh cắp tài khoản Facebook thường được phát tán dựa trên sự tò mò của người dùng, do vậy sẽ được mạo danh dưới những hình ảnh hấp dẫn và nội dung gây tò mò. Do vậy, khi nhận được những đường link trên Facebook gửi đến mình, người dùng không nên vội vã kích vào chúng.
Ngoài ra, khi xuất hiện những trang web yêu cầu đăng nhập vào tài khoản, bao gồm cả tài khoản Facebook, Gmail hay Yahoo… bạn cũng không nên đăng nhập lập tức mà nên kiểm tra lại xem đường link trang web có chính xác hay không.
Với các trang web này, ở thanh địa chỉ trên trình duyệt web sẽ hiển thị biểu tượng ổ khóa nhỏ, là biểu tượng xác minh thông tin đăng nhập được mã hóa và bảo vệ. Các trang web giả mạo (có thể giả mạo cả địa chỉ web) thường không có biểu tượng xác minh này. Do vậy, bạn chỉ nên đăng nhập vào Facebook hay Gmail ở những trang web có biểu tượng ổ khóa xác minh dữ liệu được mã hóa.
Nguồn : “dantri.com.vn”
- Giải pháp lắp đặt Camera giám sát cho Xe khách, xe Buýt, xe Du lịch
- Giải pháp camera giám sát hành trình theo nghị định 10/2020
- CHIẾC PC CỦA BẠN CÓ THỰC SỰ CẦN CARD ÂM THANH CHUYÊN DỤNG?
- Giải pháp quản lý dữ liệu Dell EMC PowerProtect Data Manager
- Facebook thêm nhiều tính năng bảo mật từ 2021
- Hàng loạt giải pháp lưu trữ mới của Dell hướng đến Doanh nghiệp
- Dell EMC PowerStore cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu tương lai