Lý do Apple chuyển sản xuất iPad và MacBook sang Việt Nam

Việc di dời một phần sản xuất sang Việt Nam sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng nếu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung trở nên tồi tệ hơn và có thể giúp ích cho việc duy trì sản lượng, thậm chí nếu chính quyền mới của ông Biden hạ nhiệt căng thẳng.

Theo các hãng tin quốc tế Reuters, phonearena.com, Bloomberg, engadget.com, ngày 26-11, Công ty Foxconn chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple để tránh những rủi ro ở Trung Quốc.

Lý do Apple chuyển sản xuất iPad và MacBook sang Việt Nam - Ảnh 1.

Apple có kế hoạch chuyển sản xuất iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam trong nỗ lực giảm nhẹ những tác động từ thương chiến Mỹ – Trung. Ảnh: Reuters

Foxconn đang xây dựng một dây chuyền sản xuất iPad, máy tính MacBook ở Bắc Giang và sẽ đi vào hoạt động năm 2021. Foxconn đã thông báo khoản đầu tư mới 270 triệu USD vào Việt Nam. Các công ty đặt tại Đài Loan như Foxconn cũng đang tìm cách di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc và đến Việt Nam, Mexico và Ấn Độ để phòng ngừa rủi ro địa chính trị. Một số AirPods đã được sản xuất tại Việt Nam. Năm 2021, thế hệ thứ 3 của AirPods dự kiến cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam.

Việc di dời một phần sản xuất sang Việt Nam sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng nếu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung trở nên tồi tệ hơn và có thể giúp ích cho việc duy trì sản lượng, thậm chí nếu chính quyền mới của ông Biden hạ nhiệt căng thẳng.

Việt Nam là một trong những nước tiên phong thử nghiệm thành công công nghệ 5G trên toàn thế giới nhưng con đường thương mại hóa vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo nhà sản xuất thiết bị mạng Cisco, đến năm 2025, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,3 triệu. Việc triển khai sớm dịch vụ 5G có thể giúp các nhà mạng di động Việt Nam tăng doanh thu thêm 300 triệu USD/năm, bắt đầu từ năm 2025.

Tuy nhiên, trong 5 năm tới, Việt Nam cần đầu tư khoảng 1,5 – 2,5 tỉ USD vào công nghệ. Việt Nam hiện đang đi đúng hướng để đạt được tham vọng 5G, nhưng con đường phía trước có vô số trở ngại về mặt công nghệ, an ninh quốc gia và quản trị.

Một số khó khăn được dự đoán gồm chi phí thiết bị và dịch vụ cao, giới hạn lựa chọn thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G và phạm vi phủ sóng mạng hẹp. Ngoài ra, do đại dịch Covid-19, các kế hoạch thí điểm ở Việt Nam không thể được thực hiện đầy đủ như mong muốn, chưa tính đến vấn đề liên lạc giữa các vùng và vận chuyển các thiết bị cần thiết.

Theo GSMA Intelligence, Việt Nam hiện coi chuyển đổi kĩ thuật số là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế và trở thành một nước nổi bật ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương về “tiến bộ kĩ thuật số”. Chỉ 3 năm nữa, sau nhiều thập kỷ yếu kém về kỹ thuật số, Việt Nam, một nước nông nghiệp truyền thống, đã nhanh chóng chuyển đổi kỹ thuật số nhờ “những bước tiến trong nhận dạng kỹ thuật số, quyền công dân kỹ thuật số và các phong cách sống kĩ thuật số”.

GSMA cho rằng Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi chiến lược Công nghiệp 4.0, gồm hạ tầng và nguồn nhân lực, cùng với các dịch vụ Chính phủ điện tử và các sáng kiến đổi mới như kế hoạch chuyển đổi thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng số doanh nghiệp điện tử lên đến 43% trong 5 năm tới.

 

Theo Người Lao Động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *