Bên trái là MacBook Air ra mắt đầu năm, bên phải là MacBook Air mới chip M1. |
Người dùng còn có thể có cảm giác rằng, quạt tản nhiệt chịu chung số phận với giắc cắm tai nghe, “nạn nhân” của những nhà thiết kế luôn hướng tới sự mỏng, nhẹ và tối giản.
Nhưng thực tế, iPad cũng từng được thiết kế không quạt, vì chip mới đảm bảo không bị quá nhiệt. Theo các đánh giá ban đầu, hệ thống tản nhiệt kiểu mới của MacBook Air đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của M1, đối với hầu hết các công việc.
Đặc điểm của bộ tản nhiệt mới chắc hẳn sẽ là ít phải bảo trì hơn và ít hỏng hóc cơ học hơn. Thông thường người dùng có thể dễ dàng tháo máy tính xách tay ra để thay thế quạt hỏng. Dù vậy, khi không có bộ phận nào chuyển động, cũng sẽ khó có gì để hỏng.
Ngoài bo mạch mới và bộ tản nhiệt, phần còn lại của MacBook Air mới vẫn hoàn toàn giống với các thế hệ tiền nhiệm. Vì thế, các quy trình sửa chữa có thể sẽ hầu như không thay đổi.
MacBook Pro trông hầu như không thay đổi
MacBook Pro thậm chí còn ít thay đổi hơn. Hệ thống làm mát của MacBook Pro chip M1 rất giống với máy chip Intel trước đây. Đó chỉ là một ống đồng dẫn nhiệt từ bộ vi xử lý về phía khu tản nhiệt, nơi không khí nóng được quạt tản nhiệt nhanh chóng đưa ra cửa lưới.
|
Bên trái là MacBook Pro chip Intel, bên phải là MacBook Pro chip M1. Rất khó để thấy sự khác biệt. |
Về quạt tản nhiệt, từng có dự báo rằng thiết bị này của MacBook Pro chip M1 chạy rất êm ngay cả khi chịu tải nặng, với một số công nghệ làm mát mới. Dù vậy, thực tế không có gì thay đổi so với mẫu MacBook Pro 2020 hai cổng chip Intel ra mắt đầu năm.
Dù sao, quạt của MacBook Pro chip M1 cũng gần như không bao giờ phải chạy hết tốc lực. Hãy hình dung, chip M1 hỗ trợ MacBook Air hoạt động tốt không cần quạt. Vì vậy quạt tản nhiệt của MacBook Pro với chip M1 cũng chỉ phải chịu tải hơn một chút.
|
Quạt tản nhiệt MacBook Pro chip M1 không khác gì thế hệ cũ. |
Giữa MacBook Air và MacBook Pro không quá khác biệt
So với MacBook Air, MacBook Pro chạy cùng một con chip, cùng một hệ điều hành, với màn hình cũng gần như giống hệt nhau. Thậm chí nếu cần thiết, người dùng có thể lấy linh kiện từ máy này sang máy kia.
Bên cạnh chip M1 màu bạc sáng bóng, sẽ có 2 miếng chữ nhật nhỏ bằng silicon. Đó là các chip nhớ tích hợp mới, SK hynix LPDDR4X 8 GB (2 × 4 GB). Apple gọi đây là Kiến trúc bộ nhớ hợp nhất (UMA).
Có thể một số người đã để ý thấy cấu trúc này tương tự trên iPad gần đây. Không có gì ngạc nhiên khi Apple sao chép “bài tập về nhà” của chính mình. Bằng cách đưa RAM vào M1, mỗi phần của M1 (CPU, GPU, Neural Engine, v.v.) có thể truy cập vào cùng một nhóm bộ nhớ.
|
So với MacBook Air, MacBook Pro chạy cùng một con chip, cùng một hệ điều hành, với màn hình cũng gần như giống hệt nhau. Thậm chí nếu cần thiết, người dùng có thể lấy linh kiện từ máy này sang máy kia. |
|
Bên cạnh chip M1 màu bạc sáng bóng, sẽ có 2 miếng chữ nhật nhỏ bằng silicon. Đó là các chip nhớ tích hợp mới. |
Thiết kế tích hợp này giúp tăng tốc độ và hiệu quả, nhưng cũng là tin buồn đối với người dùng muốn có khả năng nâng cấp bộ nhớ máy Apple. Khả năng nâng cấp linh kiện có thể kéo dài tuổi đời của bất kỳ máy tính nào, khi mà các ứng dụng và tệp đa phương tiện ngày càng tăng kích thước, hệ điều hành thì có nhiều tính năng hơn.
Một điểm đáng chú ý nữa là các mẫu MacBook mới ra vắng bóng chip bảo mật T2. Giờ đây các tính năng bảo mật của Apple, bao gồm Secure Enclave, được tích hợp vào chip M1, giống như với dòng chip A cho iPhone.
Theo iFixit